Khoan Giếng - Làm cầu
20/10/2024 16:35
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đột quỵ là nguyên nhân chính gây tử vong ở Việt Nam (21,7%) và là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra khuyết tật trầm trọng ở người lớn trên toàn cầu. Tăng huyết áp chính là thủ phạm làm gia tăng đáng kể nguy cơ của đột quỵ và gây tử vong sớm trên toàn thế giới, cứ 4 nam giới hoặc 5 nữ thì có 1 người bị tăng huyết áp [1], [2].
Tại sao tăng huyết áp có thể dẫn đến đột quỵ?
Có 2 loại đột quỵ chính:
Đột quỵ do thiếu máu: Chiếm đa số các trường hợp đột quỵ, xảy ra khi các mạch máu não bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn (xơ vữa động mạch) làm cắt đứt dòng máu đến các tế bào não.
Đột quỵ do xuất huyết: Chiếm một tỷ lệ phần trăm nhỏ hơn, xảy ra khi mạch máu não bị vỡ.
Cơn thoáng thiếu máu não: Một dạng cảnh báo của đột quỵ, xảy ra khi có cục máu đông tạm thời.
Khi một phần của não không còn nhận được máu và oxy cần thiết, tế bào não bắt đầu chết. Bộ não giúp con người kiểm soát chuyển động và suy nghĩ. Vì vậy khi đột quỵ xảy ra, nó có thể đe dọa khả năng suy nghĩ, di chuyển và hoạt động của cơ thể. Bên cạnh đó, đột quỵ có thể ảnh hưởng đến ngôn ngữ, trí nhớ và thị lực. Những cơn đột quỵ nặng thậm chí có thể gây tê liệt hoặc tử vong.
Tăng huyết áp là nguyên nhân khiến các động mạch trên toàn cơ thể có thể bị vỡ hoặc dễ bị tắc nghẽn hơn. Các động mạch trong não bị tổn thương do tăng huyết áp làm gia tăng nguy cơ đột quỵ. Đó là lý do tại sao việc kiểm soát tăng huyết áp là rất quan trọng để giảm nguy cơ bị đột quỵ [3].
Yếu tố nguy cơ của đột quỵ
Khoảng 90% gánh nặng đột quỵ là do các yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được, với khoảng 75% là do các yếu tố hành vi như hút thuốc lá, chế độ ăn uống kém và ít hoạt động thể chất. Kiểm soát được các yếu tố nguy cơ chuyển hóa và hành vi có thể ngăn chặn hơn 3/4 gánh nặng đột quỵ toàn cầu. Trong đó, tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất, dựa trên dữ liệu từ 30 nghiên cứu và đã được báo cáo có khoảng 64% bệnh nhân tăng huyết áp bị đột quỵ. Do đó, việc kiểm soát huyết áp là cần thiết để giảm nguy cơ đột quỵ và dự phòng đột quỵ tái phát [4].
Nguồn:
[1] https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/hypertension
[2] http://kcb.vn/wp-content/uploads/2019/03/Huong-dan-chung-Dot-quy.pdf
[4] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6659031/
Thủy Tiên – Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) tổng hợp
21/10/2024 10:33
Trong điều trị tăng huyết áp, chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố qua trọng, góp phần tăng hiệu quả điều trị. Vì vậy, dinh dưỡng cho người tăng huyết áp cũng là mối quan tâm hiện nay.
21/10/2024 10:31
Cao huyết áp luôn là nỗi ám ảnh về sức khỏe của những người lớn tuổi. Đây được coi là căn bệnh có thể giết người thầm lặng và gây nên những biến chứng khôn lường. Trong khi đó, bệnh này đang dần có dấu hiệu trẻ hóa. Nguyên nhân cao huyết áp đến từ nhiều lý do khác nhau. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà người bệnh cần có những giải pháp để ổn định huyết áp hiệu quả, tránh biến chứng.
20/10/2024 06:28
Thống kê cho thấy có khoảng 15% phụ nữ trong thời kỳ mang thai bị chứng huyết áp cao và 25% trường hợp đẻ non do tăng huyết áp. Huyết áp cao khi mang thai có thể gây một số ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ và thai nhi, vì vậy việc theo dõi và kiểm soát cao huyết áp khi mang thai là điều hết sức cần thiết.
22/10/2022 06:22
Bệnh cao áp huyết (hypertension,high blood pressure) nguy hiểm,đưa đến những biến chứng như tai biến mạch máu não (stroke),chết cơ tim cấp tính (heart attack),suy tim,suy thận. Cao áp huyết còn rút ngắn tuổi thọ.Khổ cái,trong đa số các trường hợp,cao áp huyết không gây triệu chứng.Nhiều vị không biết mình mang bệnh,tình cờ đi thăm bác sĩ vì một lý do gì khác,được bác sĩ cho biết có cao áp huyết.Cho nên,cao áp huyết nổi danh là một ‘’căn bệnh thầm lặng’’.