Triệu chứng bệnh Gout sớm mà người bệnh cần biết

Những triệu chứng bệnh Gout sớm sẽ thường không biểu hiện rõ ràng và khiến bệnh nhân dễ nhầm lẫn với những bệnh khác. Vậy, các triệu chứng đó là gì sẽ được giải đáp thông qua bài viết này.

1. Các triệu chứng bệnh Gout sớm cần biết

Bệnh Gout có thể khó chẩn đoán trong giai đoạn ban đầu, vì bệnh có một số dấu hiệu giống với các bệnh khác mà người bệnh có thể mắc phải. Gout là một dạng viêm khớp xuất phát từ sự tích tụ quá mức axit uric trong máu. 

Điều này có thể dẫn đến sự hình thành các tinh thể nhỏ màu trắng trong các khớp của cơ thể. Một trong những cách phát hiện Gout sớm là cơn đau tại ngón chân cái, nhưng có khả năng lan rộng hoặc ảnh hưởng đến các khớp khác. Bệnh thường xuất hiện sau khi một người bị bệnh hoặc trải qua một số chấn thương.

Cùng với đó, một số dấu hiệu sau đây cũng có thể là triệu chứng bệnh Gout sớm:

  • Đau khớp dữ dội: Cơn đau thường xảy ra ở ngón chân cái và ảnh hưởng đến các khớp khác như mắt cá chân, đầu gối, khủy tay… 

  • Đau đớn kéo dài: Sau khi cơn đau dữ dội nhất giảm bớt, sự đau âm ỉ ở các khớp này có thể kéo dài vài ngày cho đến vài tuần..

  • Viêm và sưng, đỏ: Các khớp bị ảnh hưởng trở nên sưng và đỏ, có cảm giác ấm tại vị trí đó.

  • Phạm vi chuyển động bị hạn chế: Khi bệnh Gout tiến triển, người bệnh khó cử động khớp được như bình thường.

Thông thường, bệnh Gout chỉ ảnh hưởng tới một khớp tại một thời điểm. Nhưng nếu không được điều trị, các khớp khác cũng có thể bị tổn thương. Các cơn đau do bệnh Gout vốn chỉ xảy ra thỉnh thoảng có thể trở nên liên tục, thế nên cần nhận biết các triệu chứng bệnh Gout sớm để điều trị kịp thời.

Các khớp bị đau, đặc biệt là khớp ngón chân cái có thể là triệu chứng bệnh Gout sớm.

Các khớp bị đau, đặc biệt là khớp ngón chân cái có thể là triệu chứng bệnh Gout sớm.

2. Các nguyên nhân và hệ quả của việc phát hiện gout trễ

Nếu không nhận biết các triệu chứng bệnh Gout sớm, bệnh sẽ tiến triển và có thể xuất hiện các hạt tophi. Hạt tophi là sự tích tụ của các tinh thể Urat, tạo thành các cục cứng dưới da và ở một số khớp như ngón tay, bàn tay, bàn chân... Tophi không gây đau đớn, nhưng khi bị bệnh gout, các hạt này sẽ trở bên sưng và gây đau đớn.

Nếu không được phát hiện sớm, các triệu chứng gout có thể trở nên trầm trọng hơn.

Nếu không được phát hiện sớm, các triệu chứng gout có thể trở nên trầm trọng hơn.

Bệnh gout cũng phổ biến hơn ở nam giới so với phụ nữ và trẻ em. Đây cũng là một bệnh có xu hướng di truyền trong gia đình. Đồng thời, người bệnh có nguy cơ mắc gout cao hơn nếu rơi vào trong những trường hợp sau đây:

  • Thừa cân.

  • Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu purin (cá biển, măng tây, đậu kho, gan, bia và nội tạng động vật).

  • Tiêu thụ đồ uống có cồn, đặc biệt là bia, rượu.

  • Dùng một số loại thuốc.

3. Khi nào nên liên lạc với bác sĩ?

Các cơn đau gout cấp bình thường sẽ biến mất trong khoảng 3 đến 10 ngày. Nhưng bệnh nhân có thể cảm thấy khỏe hơn nếu như nếu điều trị sớm. Để chắc chắn về khả năng có mắc gout hay không, hãy đến bác sĩ để kiểm tra. Lúc này, bệnh nhân có thể thực hiện một số xét nghiệm để chắc chắn triệu chứng bệnh Gout sớm ở bản thân là chính xác.

Các xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ xem xét liệu bệnh nhân có bị bệnh gout hay không, hoặc là một căn bệnh nào khác có những triệu chứng tương tự như triệu chứng gout.

  • Kiểm tra chất lỏng khớp: Chất lỏng được lấy từ các khớp bị đau bằng kim. Sau đó, chất lỏng này được nghiên cứu dưới kính hiển vi để xem liệu các tinh thể urat có ở đó hay không.

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể kiểm tra mức độ axit uric. Tuy nhiên, nồng độ axit uric cao không có nghĩa là bệnh gout.

  • Chụp X-Quang: Hình ảnh từ các khớp bị đau có thể giúp bác sĩ loại trừ các vấn đề khác.

  • Siêu âm: Xét nghiệm này sử dụng sóng âm thanh để tìm kiếm các khu vực lắng đọng axit uric, từ đó có được kết luận về các triệu chứng gout cho bệnh nhân.

4. Các căn bệnh có dấu hiệu trùng với triệu chứng Gout

Cơn đau và sưng đỏ của bệnh gout có thể trông giống như bị nhiễm trùng, cùng với đó là một vài tình trạng khác có thể kể đến như:

  • Bệnh giả gout: Đây là một dạng bệnh viêm khớp. Các tinh thể hình thành trong tình trạng này được tạo nên từ canxi pyrophosphate, không phải axit uric. Tuy nhiên, bệnh có các triệu chứng giống như bệnh gout thông thường như cơn đau xảy ra vô cùng đột ngột. Các khớp cũng rơi vào tình trạng sưng, đau, nóng lên và cứng lại.

  • Viêm khớp phản ứng: Đây là một dạng nhiễm trùng khớp có các biểu hiện tương tự như triệu chứng gout. 

  • Viêm khớp vẩy nếnviêm khớp nhiễm trùng: Các dạng bệnh này cũng có những triệu chứng tương tự như gout, nhưng không phải là bệnh gout.

5. Cách đề phòng và phát hiện Gout sớm

Thông tin tích cực là bệnh gout có thể được kiểm soát thông qua việc sử dụng thuốc. Để giảm đau do các cơn gout gây ra, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp như chườm đá, kê cao các vùng khớp bị ảnh hưởng, nghỉ ngơi và sử dụng thuốc giảm đau như ibuprofen

Những biện pháp này không chỉ giúp kiểm soát cơn đau mà còn giảm nguy cơ mắc phải các cơn đau do bệnh gout gây nên. Cùng với đó, hãy làm một số điều sau đây để phòng tránh bệnh gout ở những người chưa mắc bệnh:

  • Thực hiện tập thể dục và duy trì một chế độ ăn uống cân đối để kiểm soát cân nặng.

  • Uống đủ nước để ngăn chặn sự tích tụ axit uric.

  • Tránh tiêu thụ đồ uống có đường như nước ngọt.

  • Hạn chế hoặc tránh uống rượu.

  • Giảm lượng thịt và hải sản trong chế độ ăn, thay vào đó, tăng cường protein từ các sản phẩm sữa ít béo như sữa chua, phô mai, và sữa tươi.

  • Sử dụng một số loại thuốc để giảm nồng độ axit uric.

Tập thể dục là một cách tốt để cải thiện sức khỏe cơ thể và phòng tránh bệnh Gout.

Tập thể dục là một cách tốt để cải thiện sức khỏe cơ thể và phòng tránh bệnh Gout.

Khi ai đó có thể nhận biết các triệu chứng bệnh Gout sớm thể điều trị và ngăn ngừa các cơn đau trong tương lai. Quan trọng nhất, việc thăm khám với các bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân của các triệu chứng đang gặp phải là một vấn đề vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị.

BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC: